Công nghệ hiện đại ngày nay cho ra đời những hình ảnh, TVC quảng cáo hoành tráng và đẹp mắt. Vậy bạn có thắc mắc khi kỹ thuật chưa phát triển, người Việt ta làm quảng cáo như thế nào không?
Tin liên quan
Chiến lược marketing trực tuyến “all in one”
Kiếm bộn tiền từ Việt Nam nhưng làm sao để thu thuế Facebook, Google?
Những mẫu quảng cáo kinh điển của người Việt với coppywriting độc, lạ có phần ngây ngô nhưng rất gần gũi với đời sống hằng ngày. Những mẫu quảng cáo kinh điển “made in Việt Nam” có thể nói là bất hủ với phương pháp tiếp thị cực kỳ độc đáo của marketer thời xưa.
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, quảng cáo phát triển dưới sự ảnh hưởng của lối sống tiêu dùng của người Pháp. Khắp từ trong Nam, ngoài Bắc, người ta dễ dàng bắt gặp những tấm áp-phích quảng cáo dán trên đường phố hay những cậu bé đeo biển quảng cáo (gọi là sandwich man). Mẫu quảng cáo kinh điển của Tuần báo Đàn bà có trụ sở ở Hà Nội với phong cách “giật tít” vô cùng độc đáo và hiệu quả vào thời đó.
Mẫu quảng cáo kinh điển của hiệu thuốc Kim Hưng, với cách thể hiện như một cuộc trò chuyện gần gũi thường ngày coppywriting văn vần hài hước dễ tiếp nhận đối với người Việt.
Từ “Quý vị” mà bạn thấy trong mẫu quảng cáo kinh điển của tập đoàn Shell hiện nay hầu như đã “tuyệt chủng” trừ các anh chị MC trong chương trình Thúy Nga Paris By Night vẫn còn sử dụng.
Mẫu quảng cáo kinh điển của thương hiệu Bata đơn giản mà đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng của hãng giày Ba-ta. Vào thời điểm đó, từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người lao động và tầng lớp trung lưu làm bạn với giày Ba-ta. Hiện nay thương hiệu Bata nhìn hiện đại hơn nhưng hầu như Logo vẫn không có gì thay đổi nhiều so với thời ấy.
Mẫu quảng cáo kinh điển của hãng Tân Phúc Hoa, xà phòng có tên “Con Dê Cũ”. Thiết nghĩ tên được dịch ra từ cụm từ ” The Old Goat”.
Mẫu quảng cáo kinh điển của hòm Tobia với thông điệp “người Việt dùng hàng Việt” slogan “Ta về ta tắm ao ta, dầu là đục ao nhà cũng hơn”. Ngoài ra, câu ngạn ngữ “Sống một cái nhà, thác một cái hòm” cũng vô cùng…khó đỡ và thuyết phục.
Vương Đạo Nghĩa – chủ nhân của thương hiệu này hy vọng hình ảnh anh chàng da đen sẽ làm nổi bật hàm răng trắng và sẽ đem lại hiệu quả quảng cáo hơn cho nhãn hàng. Thậm chí, ông này còn từng mời tài tử Hồng Kông khi ấy là Vương Vũ về Việt Nam chỉ để đóng quảng cáo, tuy là thời xưa nhưng Ceo này cũng rất chịu chi cho quảng cáo.
Thậm chí, có lần, hãng kem đánh răng này đã quảng cáo bằng thơ. Sau 1975, hãng này được bàn giao và sáp nhập với công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan rồi đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S.
Câu chơi chữ “Trăm năm trong cõi người ta, Biếu số kiến thiết mới là quý nhau”. Cái đầu của những nhà quảng cáo thời ấy quả là rất hài hước và khó lường.
Những mẫu quảng cáo kinh điển ngày xưa hơi “chuối” và “ngây ngô” nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là sự gần gũi, trào phùng, thật lòng, phù hợp với đời sống tinh thần của người dân thời đó. Và ta phải công nhận rằng một số câu từ trong những quảng cáo ngày nay hơi “ảo” và …”vô hồn”, tuy có sáng tạo nhưng không được gần gũi như xưa.
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG GIÁC QUAN THỨ SÁU – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn