Dự kiến cuối tháng 12, tuyến buýt nhanh đầu tiền ở Thủ đô đi vào hoạt động, tuy nhiên đến nay nhiều hạng mục liên quan vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.
Tin liên quan
Xu hướng quảng cáo ngoài trời có gì thay đổi trong năm 2017?
Quảng cáo tại nhà chờ xe bus: Địa điểm tiếp thị lý tưởng
Chi phí quảng cáo ngoài trời có tương xứng với hiệu quả nó mang lại?
Tuyến buýt nhanh (BRT) đầu tiên ở Hà Nội được khởi công đầu năm 2013 với tổng mức đầu tư 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đổng). Dự án có điểm đầu ở bến xe Kim Mã và điểm cuối ở bến xe Yên Nghĩa; tổng chiều dài 14,7 km.
Hệ thống nhà chờ của tuyến buýt nhanh này được thiết kế ở giữa dải phân cách, thay vì trên vỉa hè như xe buýt truyền thống.
Dự kiến cuối tháng 12, tuyến buýt nhanh đi vào hoạt động, tuy nhiên đến nay nhiều hạng mục của dự án chưa hoàn thiện. Cạnh một số nhà chờ trên trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu còn ngổn ngang vật liệu xây dựng.
Trao đổi với VnExpress, ông Vũ Hà, giám đốc dự án cho biết, đơn vị đã đưa xe buýt vào vận hành kỹ thuật để khớp nối; hệ thống, thiết bị kỹ thuật ở hai điểm đầu cuối và các nhà chờ có “chậm một chút”, tuy nhiên đến 25/12 sẽ cố gắng hoàn thiện để bắt đầu hoạt động ngày 31/12.
Trong giai đoạn chạy thử nghiệm, số lượng xe đưa vào vận hành là 29, tần suất hoạt động từ 3-5 phút/chuyến, tốc độ vận hành trung bình 22-30 km/h, thời gian vận hành một lượt từ 45-55 phút.
Nguồn: VnExpress