Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải trăn trở với bài toàn đặt tên thương hiệu sao cho vừa ngắn gọn, dễ nhớ nhưng phải thật ấn tượng và khác biệt. Chính vì thế nhiều người đã sử dụng ký hiệu để tạo ra những cái tên đặc biệt, khác lạ.
Tin liên quan
Sở hữu 1 cái tên hay 1 từ hoàn toàn mới không chỉ là 1 vấn đề liên quan đến cả chiến lược và sáng tạo, mà cái tên đó còn phải được đăng kí một cách hợp pháp để trở thành thương hiệu riêng của công ty. Với 2.126.264 tên thương hiệu đã được đăng kí ở Mỹ tính tới thời điểm hiện tại , tìm 1 cái tên thật khác biệt trở nên khó hơn nhiều. Suy cho cùng, chúng ta chỉ có 26 chữ cái tiếng Anh, và không phải sự kết hợp nào cũng cho ra 1 từ có nghĩa, ví dụ như là sự xuất hiện của một nguyên âm thường là điều bắt buộc và còn phải cân nhắc cả chiến lược, hệ thống hình ảnh và cách truyền đạt để có thể tạo ra một cái tên thương hiệu thành công. Theo lý thuyết thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ chẳng còn sự lựa chọn mới mẻ hay ý nghĩa nào để tạo ra 1 cái tên thương hiệu cả. Nhưng chúng ta không vì thế mà mất hy vọng, hay chí ít là chưa.
Ngoài 26 chữ cái ra, thì chúng ta còn có thể sử dụng nhiều nguồn khác để tạo ra tên thương hiệu. Hãy nhìn vào bàn phím nào: nó gồm 26 chữ cái, 10 số và 32 ký hiệu. Các ký hiệu này mở ra nhiều lựa chọn mới để ta sử dụng cho việc đặt tên thương hiệu.
Cách dùng chữ cái kết hợp với các ký hiệu còn là 1 cách để tạo ta 1 cái tên thương hiệu tách biệt. Ví dụ như ở Trung Quốc, 2 cái tên DG và D & G có thể được đăng kí mà không xảy ra sự xung đột nào. Với ý nghĩ đó, hãy cùng nhau nhìn vào 1 số ví dụ mà tên thương hiệu sử dụng ký hiệu trong đó:
“Strategy&” được sang lập năm 2014 khi 2 công ty Booz & Company và PwC sát nhập với nhau.
Đây chắc chắn là 1 cái tên khác biệt, và ký hiệu “&” được lấy từ tên thương hiệu “Booz & Company”. Nhưng ý nghĩa của “Strategy&” là gì? Công ty muốn nói với khách hàng của họ rằng họ không chỉ phát triển chiến lược, nhưng cái tên thì như gợi lên câu hỏi – Chiến lược và còn gì nữa? Không có câu kết thúc hay chú thích, chúng ta sẽ không thể biết câu trả lời.
Hơn nữa, ký hiệu “Và” không được sử dụng nhất quán khi mà địa chỉ website của họ là strategyand.pwc.com, và trong các bài báo thì lại là “strategy +”. Sử dụng biểu tương để truyền tải 1 nghĩa nào đó – khiến mọi người tò mò – có thể trở thành 1 công cụ hiệu quả trong việc đặt tên thương hiệu. Nhưng như hầu hết mọi thứ trong quá trình xây dựng thương hiệu, nếu nó không được sử dụng một cách nhất quán và có hệ thống, thì thay vì khiến khách hàng gắn bó với thương hiệu, nó sẽ chỉ gây ra sự khó hiểu.
Cả 3 đều sử dụng dấu chấm than ở cuối tên thương hiệu, nó tạọ cảm giác tràn trề năng lượng và nhiệt huyết đến cho hệ thống định vị thương hiệu của họ. Điều này có thể khiến cho tên thương hiệu trở nên độc đáo và thu hút, miễn là âm điệu của nó nhất quán với chính thương hiệu. Trường hợp sử dụng ký hiệu thường ít thấy đối với các công ty luật hay bệnh viện. Ta thấy cảm xúc hứng thú rất quan trọng đối với các loại hình kinh doanh của 3 ví dụ trên. Hơn nữa, sự thích thú còn gắn liền với tính cách thương hiệu của họ – từ bao bì sản phẩm, đến thong điệp mà thương hiệu truyền tải, đến ứng dụng trên trang web của họ, luôn luôn có sự thống nhất giữa tiếng nói và âm địệu thương hiệu.
Một công ty tư vấn sáng tạo sử dụng dấu câu ở cả đầu và cuối tên thương hiệu. Nó kể 1 câu chuyện đơn giản nhưng không kém phần hào hứng: bắt đầu bởi 1 câu hỏi và kết thúc với 1 cầu trả lời. Trong logo của mình, vì tên thương hiệu có thể không giải thích được công việc của họ là gì, 1 câu chú thích về “đối tác sáng tạo” cũng được thêm vào. Cách tiếp cận đặt tên thương hiệu toàn diện như vậy đã tạo nên 1 bức tranh rõ ràng và dễ hiểu cho khách hàng.
1 công ty mỹ phẩm Hàn Quốc đã đem việc sử dụng ký hiệu trong tên thương hiệu lên 1 tầm cao mới bằng việc sử dụng dấu hai chấm, ký hiệu chỉ độ và cả số cùng 1 lúc. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ có quá tay với việc đặt tên này hay không? Dấu hai chấm làm cho việc đọc tên trở nên đứt quãng, và “37o” làm tên thương hiệu trở nên khó nhớ. Việc them vào quá nhiều ký hiệu có thể khiến cho thương hiệu được nhớ đến về mặt hình ảnh hơn là cái tên của nó.
1 sự kết hợp hài giữa số và ký hiệu để đặt tên thương hiệu của một chuối quán cà-phê ở Đài Loan. 85 là nhiệt độ hoàn hảo để pha cà phê. Đây là 1 tên thương hiệu ngắn, khác biệt, dễ nhớ, đồng thời bao gồm cả một câu chuyện thú vị đằng sau nó.
Doanh nghiệp sử dụng dấu gạch ngang cùng chữ số La Mã cho tên thương hiệu của họ. Đây là một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo. Và do số La Mã đã khá quen thuộc với hầu hết mọi người, nó còn là một cái tên dễ đọc. Tuy nhiên, dường như không có bất cứ một ý nghĩa nào khi sử dụng dấu gạch ngang trong tên thương hiệu, hay đúng hớn, thì ý nghĩa của nó chỉ thực sự được biết đến khi doanh nghiệp mất một khoảng thời gian để truyển tải đến khách hàng. Nếu thiếu một câu chuyện thương hiệu rõ rang, đây là một cách tốn kém để đưa tên thương hiệu đến gần khách hàng, đặc biệt là đối với các thương hiệu mới. Hơn nữa, địa chỉ của tên thương hiệu là: sk-ii.com, không được đọc như “SK hai” như các mà tên thương hiệu thể hiện.
Qua một số ví dụ, cách tốt nhất để áp dụng ký hiệu trong tên thương hiệu là khi:
Ký hiệu đó mang một ý nghĩa nhất định
Thương hiệu không nên sử dụng ký hiệu một cách tuỳ tiện trong tên của họ. Tốt hơn cả là nên có một câu chuyện đằng sau nó và âm điệu của ký hiệu nên có sự nhất quán với tính cách thương hiệu
Ký hiệu nên được sử dụng một cách đồng nhất và rộng khắp.
Sự thay đổi nhận dạng của tên thương hiệu thường xuyên sẽ làm giảm sự độc đáo cũng như khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu.Khi sử dụng một ký hiệu cho thương hiệu, nó nên có mặt trên mọi phương diện thật nhất quán. “!”, “&” hay “@” không chỉ nên xuất hiện nơi có nơi không. Sự thay đổi nhận dạng của tên thương hiệu thường xuyên sẽ làm giảm sự độc đáo cũng như khả năng nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu, hoặc làm họ nghi ngờ uy tín của thương hiệu đó. Cách sử dụng ký hiệu trong chữ ký thương hiệu cũng như trong địa chỉ trang web là những dao diện chính để xây dựng nhận diện thương hiệu
Ký hiệu có thể trở thành một tài sản thương hiệu cốt lõi xuyên suốt các danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.
Một khi sự nhận biết thương hiệu đã hình thành, ký hiệu trong tên thương hiệu đại diện cho một tài sản có thể sử dụng để quảng bá cơ cấu thương hiệu. Ví dụ nếu một thương hiệu có nhiều thương hiệu con, những thương hiệu con này có thể sử dụng ký hiệu trong thương hiêu mẹ để kết nối với thương hiệu mẹ cùng các thương hiệu nhỏ khác trong hệ thống thương hiệu.
Đúng là chúng ta chưa mất hẳn hy vọng khi đặt tên. Bằng việc sử dụng ký hiệu để đặt tên thương hiệu, chúng ta đã mở ra ra nhiều cánh cửa cơ hội mới, mà có thể trong tương lại sẽ còn nhiều hơn nữa. Sẽ ra sao nếu chúng ta có thể sử dụng chữ cái từ nhiều nước khác nhau trên Thế Giới để đặt tên thương hiệu? Hay chèn các ký hiệu cảm xúc? Hay phát minh ra những chữ cái mới? Tất cả những điều trên có thể thành hiện thực trong một tương lai không xa. Con người đã giao tiếp với nhau qua chữ viết suốt 5000 năm, và chúng ta sẽ tiếp tục làm thế trong thời gian tới. Các thương hiệu cũng không có vẻ gì là sẽ biến mất cả, chúng ta cần nghĩ ra những cách sang tạo mới để đặt tên cho chúng. Tương lai không nhất thiết phải gói gọn trong một bảng 26 chữ cái.
Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn