Biển quảng cáo ngoài trời | Pano | BillboardBiển quảng cáo ngoài trời | Pano | Billboard
0
Product was successfully added to your cart

Giỏ hàng

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
    • Biển, bảng quảng cáo ngoài trời
    • Quảng cáo xe bus
    • Roadshow quảng cáo
    • Tổ chức Activation
    • Quảng cáo taxi
  • Xem vị trí biển
    • Pano
    • Billboard
    • Biển chợ
    • Màn hình LED
    • Bản đồ vị trí toàn quốc
  • Dự án
    • Xe bus
    • Pano
    • Taxi
  • Báo giá
  • Tin tức
    • Biển bảng quảng cáo
    • Quảng cáo ngoài trời
    • Marketing online
  • Liên hệ

6 quy tắc và 11 mẫu Font chữ làm biển quảng cáo đẹp, ấn tượng

Kiến thức chuyên môn14/04/2025Thảo Vũ

Bên cạnh bố cục, hình ảnh, font chữ làm biển quảng cáo là yếu tố quan trọng để thu hút và giúp khách hàng tiếp nhận chính xác thông điệp truyền thông. Nội dung, chữ viết trên biển phải được cô đọng, súc tích, ngắn nhưng thật ấn tượng, dễ đọc và dễ nhớ.

Nội dung chính của bài viết

  • 1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn font chữ quảng cáo
  • 2. Quy tắc chọn font chữ làm biển quảng cáo
    • 2.1. Sử dụng font chữ phù hợp với mục đích quảng cáo
    • 2.2. Nên dùng các loại font chữ dễ nhìn, dễ đọc
    • 2.3. Không nên sử dụng 1 kiểu font chữ duy nhất
    • 2.4. Tạo ra sự tương phản
    • 2.5. Kích thước font chữ
    • 2.6. Ý nghĩa của từng font chữ
  • 3. Gợi ý một số mẫu font chữ quảng cáo đẹp
  • 4. Các phần mềm thiết kế font chữ đẹp và chuyên nghiệp

1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn font chữ quảng cáo

Trong một tấm biển quảng cáo, hình ảnh và nội dung thông điệp có vai trò quan trọng ngang nhau. Hình ảnh có vai trò thu hút sự chú ý, minh họa cụ thể và gây ấn tượng với người xem. Còn thông điệp quảng cáo chính là lời nhắn gửi từ các nhãn hàng tới người tiêu dùng.

Đặc biệt, một số loại biển hiệu chỉ đơn thuần có chữ viết mà không có hình ảnh. Trong lúc này, font chữ làm biển quảng cáo lại càng trở nên quan trọng hơn.

Một font chữ biển quảng cáo đẹp, rõ ràng, dễ nhìn sẽ giúp việc tiếp nhận thông tin, thông điệp truyền thông trở nên dễ dàng, chính xác hơn. Nếu như hình ảnh có thể bị lướt qua, thì một slogan ấn tượng sẽ có thể đọng lại lâu hơn trong trí nhớ của khách hàng.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng để thêm phần thông tin liên hệ, địa chỉ, cách thức liên lạc mua hàng, sử dụng sản phẩm của cửa hàng, công ty. Vậy thì trong lúc này, font chữ lại đóng vai trò làm cầu nối để đưa người dùng đến gần hơn với nhà đầu tư.

Song song với font chữ làm biển quảng cáo, font chữ sử dụng trong các dịch vụ quảng cáo ngoài trời đều có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, thời gian trung bình khách hàng tiếp cận với các dịch vụ quảng cáo ngoài trời chỉ từ 3 – 5 giây. Do đó mà font chữ làm biển quảng cáo ngoài trời, font chữ trên maquette quảng cáo trên xe bus, taxi, ô tô chính là chiếc cầu nối để khách hàng hiểu thông điệp mà doanh nghiệp muốn nhắn nhủ.

Khi mà bạn có một thông điệp hay, nội dung cùng hình ảnh sáng tạo, nhưng chỉ cần chọn sai font chữ làm biển quảng cáo, tất cả công sức đều có thể “đổ sông đổ bể”. Vì lúc này, khách hàng không thể tiếp nhận chính xác và trọn vẹn lượng thông tin. Với các font chữ làm biển quảng cáo ngoài trời quá rối rắm, khó đọc thì cúng sẽ lập tức bị bỏ qua!

Fendi sử dụng billboard quảng cáo để thắp sáng cả thành phố

Font chữ làm biển quảng cáo ngoài trời luôn ưu tiên tính dễ đọc, dễ nhìn

roadshow xe bus

Font chữ quảng cáo trên các phương tiện giao thông di động cũng cần có sự rõ ràng

2. Quy tắc chọn font chữ làm biển quảng cáo

Với font chữ làm biển quảng cáo hay cả font chữ thiết kế biển hiệu, font chữ quảng cáo ngoài trời, có một số quy tắc cơ bản cần nhớ như sau:

2.1. Sử dụng font chữ phù hợp với mục đích quảng cáo

Yếu tố đầu tiên cần cân nhắc khi lựa chọn font chữ quảng cáo là mục đích, nhóm khách hàng mà biển quảng cáo đang hướng tới. Ví dụ, đối với những biển quảng cáo cho thương hiệu mỹ phẩm, làm đẹp, các font chữ mềm mại sẽ có sức hút với chị em hơn so với loại font thô ráp.

Font chữ làm biển quảng cáo chính là một trong những yếu tố nhận diện điển hình về ngành nghề quảng cáo.

2.2. Nên dùng các loại font chữ dễ nhìn, dễ đọc

Đừng bao giờ sử dụng các loại chữ “rồng bay phượng múa” hay mang tính nghệ thuật quá cao. Font chữ bảng hiệu hay biển quảng cáo ngoài trời, tất cả đều chỉ có khoảng thời gian ít ỏi để tiếp cận công chúng. Vì thế nếu font chữ quá rối mắt, người đọc sẽ không kịp tiếp nhận thông điệp mà bạn muốn gửi gắm là gì.

pano quảng cáo ốp tường đẹp

Font chữ làm biển quảng cáo dễ nhìn, dễ đọc làm gia tăng hiệu quả tiếp cận

2.3. Không nên sử dụng 1 kiểu font chữ duy nhất

Biển quảng cáo cần có sự rõ ràng, dễ nhìn, mạch lạc nhưng đừng biến chúng trở nên đơn điệu mà nhàm chán. Việc thay đổi 2-3 loại font chữ khác nhau sẽ là cách để tạo điểm nhấn và gây chú ý mạnh hơn.

Nhưng dĩ nhiên tất cả đều cần có sự tiết chế, tính toán cho phù hợp. Kết hợp từ 2 loại font chữ làm biển quảng cáo có thể tạo ra điểm nhấn. Nhưng nếu bạn kết hợp quá nhiều font chữ, kết hợp không có chủ đích thì tấm biển quảng cáo hay maquette quảng cáo có thể trở nên lộn xộn.

2.4. Tạo ra sự tương phản

Cũng giống như màu sắc, font chữ làm biển quảng cáo cũng sẽ nổi bật hơn khi có tính tương phản. Điều này có thể hình dung dễ dàng bằng cách bạn đặt một dòng chữ cứng cáp ở bên dưới một đoạn tên sản phẩm mềm mại hay ngược lại thì sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn với thị giác người nhìn.

thiết kế pano

2.5. Kích thước font chữ

Cần căn cứ vào chiều cao, khoảng cách tính từ biển tới mắt người tiếp nhận để lựa chọn kích thước theo đúng yêu cầu. Chữ quá to thì có thể gây tốn diện tích không gian biển, còn chữ nhỏ thì sẽ gây rối mắt, khó đọc.

2.6. Ý nghĩa của từng font chữ

Bạn có biết, mỗi font chữ làm biển quảng cáo ở từng chi tiết khác nhau thì sẽ có những yêu cầu khác nhau hay không?! Nó đòi hỏi người thiết kế phải biết cách sắp xếp bố cục, dàn trải lượng thông tin với kiểu chữ riêng để phân biệt giữa tên thương hiệu, địa chỉ liên hệ, số điện thoại,… Tuy nhiên nhớ đừng quên đi sự hài hòa thống nhất để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh nhé.

Font chữ làm biển quảng cáo

3. Gợi ý một số mẫu font chữ quảng cáo đẹp

Kiểu chữ nào thường được dùng trong quảng cáo in ấn hay font chữ làm biển quảng cáo, font chữ quảng cáo ngoài trời nào được ưa chuộng? Chắc hẳn đây là những điều được rất nhiều người quan tâm. Sau những quy tắc về việc chọn font chữ làm biển quảng cáo thì Sixth Sense Media cũng sẽ đưa ra những gợi ý cụ thể hơn cho doanh nghiệp.

Dưới đây là một số font chữ làm biển quảng cáo, font chữ đẹp cho bảng hiệu đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Helvetica: Dạng chữ đơn giản, dễ đọc, được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
  • Trajan: Đơn giản và đậm nét là 2 đặc điểm nổi trội nhất của dạng font chữ này. Chúng thường được sử dụng trong poster phim, liên quan tới lịch sử,…
  • Garamond: Với tính dễ đọc, loại font chữ này phù hợp với các chi tiết, thông tin chữ nhỏ trong bảng hiệu.
  • Classique saigon typeface: Bộ font chữ được sáng tạo bởi một designer người Việt. Nên dĩ nhiên nó phù hợp với xu thế sử dụng, tiếp nhận thông tin ở Việt Nam.
  • Bodoni: Loại font chữ có sự tương phản rõ rệt giữa các nét dày và mỏng.
  • Monotype Curvosa: Dạng font chữ mang tính mềm mại cao nhưng vẫn rất dễ đọc và dễ tiếp nhận.
  • Futura: Kiểu chữ hình học nên rất đậm nét, rõ ràng cho việc nhìn và đọc.
  • Clarendon: Mang tính táo bạo, ấn tượng nhưng chắc chắn chúng không hề gây khó khăn cho việc tiếp nhận.
  • Optima: Phiên bản nhẹ hơn của Bodoni mang theo hơi hướng của sự tinh tế.
  • Franklin Gothic: Táo bạo, đơn giản nhưng mang tới sức mạnh truyền tải tuyệt vời.
  • Myriad: Một số ký tự trong font chữ này mang độ nghiêng hoàn hảo, biến tấu kiểu chữ đơn giản nhưng vẫn có phần mềm mại, bay bổng.

Font chữ làm biển quảng cáo

4. Các phần mềm thiết kế font chữ đẹp và chuyên nghiệp

Để nói về các phần mềm thiết kế có thể giúp bạn tự tạo ra những font chữ làm biển quảng cáo của riêng mình, Sixth Sense xin đưa ra 10 gợi ý như sau:

  • Pentacom BitFont Maker
  • TTFEdit
  • Studio FontLab
  • FontForge
  • FontCreator
  • Fontographer
  • FontStruct
  • Fontifier
  • BirdFont
  • iFontMaker

Trên đây là các công cụ giúp bạn có thể tự sáng tạo ra font chữ riêng cho mình. Còn đơn giản hơn, một số phần mềm thiết kế cũng có tích hợp việc thiết kế font chữ bên trong như: Photoshop, Adobe Illustrator,…

Với những gợi ý trên đây của chúng tôi, hy vọng bạn sẽ tìm ra được font chữ làm biển quảng cáo ưng ý nhất cho mình! Mọi trao đổi thêm về bài viết, xin đừng ngần ngại mà hãy gửi ngay về cho chúng tôi tại:

Công ty CP Truyền thông Giác quan Thứ Sáu – SIXTH SENSE MEDIA

VP Hà Nội:

Địa chỉ: Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel: (0243) 237 3692

Hotline: 0982 513 898

VP Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM

Tel: (08) 88 589 489

Hotline: 0934 519 516

Email: contact@ssm.vn

Previous post DREAMIES đưa hàng chục chú mèo leo trèo lên biển quảng cáo ngoài trời Next post 7 lưu ý để có thiết kế pano quảng cáo hoàn hảo

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Mạng xã hội

Email
Facebook
LinkedIn
YouTube
Pinterest

Tổ chức Activation toàn quốc

Tổ chức roadshow

Bản đồ vị trí

[ultimate_maps id=”2″]

BÀI VIẾT NỔI BẬT

  • Hiflex là gì và tất cả những điều cần biết về bạt HiflexBạt quảng cáo Hiflex là gì và 7 điều quan trọng cần biết
  • 10 biển quảng cáo ngoài trời hài hước và sáng tạo trên thế giới15 biển quảng cáo ngoài trời hài hước và sáng tạo trên thế giới
  • Biển quảng cáo Sài Gòn xưaBiển quảng cáo Sài Gòn xưa và 8 bài học đắt giá
  • biển quảng cáo ngoài trời ăn được10 biển quảng cáo ngoài trời độc đáo có thể ăn được
  • quảng cáo biển chợQuảng cáo biển chợ: Gia tăng hiện diện – Tiết kiệm chi phí

Về chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ

HỒ CHÍ MINH

Số 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
(08) 88 589 489
0982 513 898
contact@ssm.vn

HÀ NỘI

Tầng 3, số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
0934 519 516
(024) 3237 3692
contact@ssm.vn

Tìm Sixth Sense trên

Email
Facebook
Twitter
LinkedIn
YouTube
Vimeo
Pinterest
Tumblr
© 2015 All rights reserved Pano quảng cáo
  • Báo giá
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhận email